Cúng Rằm Tháng Chạp Chi Tiết?

Cúng Rằm Tháng Chạp Chi Tiết?

Tháng 12 âm lịch hay được gọi là tháng Chạp là một tháng có rất nhiều ngày lễ quan trọng. Ví dụ như lễ cúng ông Công ông Táo, cúng tất niên... với ngày rằm tháng Chạp cũng rất quan trọng, vì đây là ngày rằm cuối cùng của năm đó, cũng là lễ cũng đầu tiên của tháng Chạp. Đánh dấu sự tất bật của mọi người vào cuối năm âm lịch.

Một ngày rằm quan trọng như vậy cần chuẩn bị khá nhiều thứ. Chẳng hạn như chuẩn bị ngày giờ, bày trí, lễ cúng, văn khấn.... Vậy bạn có muốn xem ngay hướng dẫn lễ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ nhất không? Theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Rằm tháng Chạp cúng vào ngày nào?

Rằm tháng Chạp là ngày 15/12 theo lịch Âm. Với nhiều người dân Việt Nam sẽ thực hiện lễ cúng cầu may mắn vào dịp cuối năm. Và giải trừ những điều không may mắn của năm cũ đối với gia đình mình.

Theo truyền thống thờ cúng sẽ làm lễ cúng Rằm tháng Chạp vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Chú ý rằng bạn không nên cúng quá sớm hoặc quá muộn nhé.

Ngoài Rằm tháng Chạp còn những ngày rằm đặc biệt nào không?

Trông một năm mở đầu phải kể đến là ngày rằm tháng Giêng, ngày rằm mở đầu năm mới theo âm lịch. Mọi người sẽ cúng rằm mong nhiều may mắn, không chỉ vậy còn cúng sao giải trưừ hạn ách trong năm mới này.

Tiếp theo là rằm tháng 7 âm đặc biệt quan trọng với dân làm ăn buôn bán. Đây là thời điểm cúng rằm lớn nhiều nơi, cúng thí cô hồn, còn là dịp lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Ngày rằm này cũng vô cùng quan trọng vì người việt luôn đề cao tâm linh và thế giới âm dương.

Tiếp theo nữa là ngày rằm tháng 8, là ngày Tết Trung Thu. Ngày rằm này vào giưữa tháng 8 âm, cũng là vào giữa thu nên được gọi là Trung Thu. Rằm tháng 8 âm mang nhiều ý nghĩa với gia đình, được đoàn viên vui Tết trẻ em phá cỗ rước đèn vui vẻ.

Cuối cùng chính là Rằm tháng Chạp, nội dung chính của bài viết hôm nay chúng tôi muốn truyền đạt đến quý vị.

Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp gồm gì?

Cúng Rằm thường không quá cầu kỳ, chỉ cần chuẩn bị đồ lễ và văn khấn. Đồ lễ có thể chay hoặc mặn theo tôn giáo gia đình hoặc sở thích của bạn.

Đồ lễ dâng lên để thỉnh mời thần linh và gia tiên hai họ về ăn Rằm cuối năm cùng con cháu.

Văn khấn là lời khán nguyện muốn truyền tới đấng thần linh cũng như gia tiên phù hộ con cháu được may mắn bình an.

Về lễ vật nếu lễ chay đơn giản gồm trầu cau, hoa quả, xôi chè, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến. Nhiều nhà theo phong tục còn chuẩn bị mâm cơm chay cúng gia tiên là các món ăn quen thuộc hằng ngày không quá cầu kỳ.

Đối với đồ lễ mặn đầy đủ thì thường gồm những lễ như:

Mâm ngũ quả(chuối, dừa, dưa, bưởi, táo, lê, hồng, quýt, lựu, nho,..)

Bình hoa tươi(cúc, ly, huệ, cẩm chướng, cát tường, đồng tiền,...)

Xôi, chè, cháo (tượng trưng cho may mắn)

Giò chả

Gà, vịt luộc, heo quay (đại diện cho sung túc)

Rượu, trà, nước

Gạo muối, trầu têm

Nhang, đèn cầy

Bánh chưng, bánh tét

Các món ăn mặn dâng gia tiên như thịt kho, rau luộc, đồ xào, gỏi, canh, nem rán... (càng thêm đầm ấm, quen thuộc)

Văn khấn, tiền vàng sớ cúng Rằm

Văn khấn rằm tháng Chạp chuẩn nhất

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Phật.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ Tôn Thần.

Con kính lạy Đông Thần Quân.

Con kính lạy ngài Thổ Địa Long Mạch.

Con kính lạy Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức Thần Linh.

Con kính lạy Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần.

Con kính lạy các Thần cai quản khu vực này, cùng gia tiên hai họ nội ngoại.

Tín chủ con là:...

Hiện ngụ tại:...

Hôm nay ngày rằm tháng Chạp năm... Âm lịch. Chúng con thành tâm sửa soạn lễ vật đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức Chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này cùng gia tiên hai họ.

Kính cẩn mong các ngài nghe lời thỉnh mời giáng lâm trước án, chứng giám cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia được bình an, lộc tài tăng tiến, mọi việc may mắn hanh thông gặp dữ hóa lành.

Chúng con thành tâm kính lễ, cúi xin được phù hộ.

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần 3 lạy)

Những lưu ý cho bạn khi cúng Rằm tháng Chạp

Trước khi làm lễ cúng, người ra mặt cúng thường phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, giữ tâm thanh tịnh không tạp niệm thể hiện sự trang nghiêm với lễ cúng.

Đứng ra cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà. Hoặc là con trưởng, người có uy danh trong gia đình.

Bày mâm cỗ cúng cũng cần gọn gàng, sạch sẽ. Mâm cỗ có thể không cầu kỳ nhưng phải thể hiện sự thành tâm.

Trong ngày rằm cuối của năm kiêng kỵ vay mượn người khác. Vay mượn trong ngày này có thể ảnh hưởng đến tài lộc trong năm mới.

Hy vọng rằng những thông tin Dịch vụ Đồ Cúng việt chia sẻ trong bài hôm nay giúp bạn hiểu được rằm tháng Chạp tiến hành như thế nào. Nếu bạn có nhu cầu mâm cúng trọn gói hãy liên hệ cho chúng tôi theo số hotline 19003010

Mong rằng bạn sẽ có thể chuẩn bị tốt cho lễ cúng ngày rằm tháng Chạp cuối cùng của năm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Và nhớ đón đọc nhưững tin tưức hấp dẫn khác của chúng tôi nhé!