Hướng Dẫn Làm Lễ Nhập Trạch

Hướng Dẫn Làm Lễ Nhập Trạch

Lễ Nhập trạch còn gọi là Lễ dọn vào nhà mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt tương đương với Lễ Động thổ (bắt đầu xin phép thổ công ở nơi định xây dựng), Lễ Cất nóc (trước khi đổ mái nhà) và Lễ Nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh nơi ngôi nhà đã tọa lạc.

Nguồn gốc, ý nghĩa cúng về Nhà mới.

Một trong ba nghi lễ cực kỳ quan trọng của người Việt Nam khi làm nhà là động thổ, cất nóc và nhập trạch.
Lễ Nhập trạch còn gọi là Lễ dọn vào nhà mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt tương đương với Lễ Động thổ (bắt đầu xin phép thổ công ở nơi định xây dựng), Lễ Cất nóc (trước khi đổ mái nhà) và Lễ Nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh nơi ngôi nhà đã tọa lạc.

Lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Để tránh thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển nhà, bạn cần nắm rõ lễ cúng nhập trạch cần những gì để chuẩn bị trước. Hãy ghi chú lại những thứ cần chuẩn bị trong lễ cúng nhập trạch và chuẩn bị đầy đủ sẵn nhé! 

1. Xem một ngày tốt làm lễ nhập trạch, ngày tốt để chuyển nhà cần các yếu tố sau: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ là tốt nhất. 

2. Chuẩn bị mâm lễ vật cúng nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch thường bao gồm: ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Có thể bày ra 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn.
Tùy điều kiện của mỗi gia đình mà gia chủ có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính đối với các bậc thần linh, không phải mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên bạn cứ sắm lễ cúng theo điều kiện gia đình. Hoặc gọi ngay 1900 3010 để Đồ Cúng Việt chuẩn bị cho bạn một mâm lễ cúng nhập trạch đúng nghi thức và hợp giá tiền nhé. 
Ngũ quả: Chọn khoảng 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
Hương hoa: Chuẩn bị lọ hoa tươi cúng nhà mới thường là các loại hoa như hồng, cúc hoặc ly, cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
Mâm cơm cúng : Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng của mỗi địa phương, mỗi gia đình mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn.
Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi, chè, các món mặn khác tùy ý.
Nếu là mâm cơm chay thì thường là rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,....
Ngoài ra mâm lễ cúng nhập trạch còn có 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.  

3. Bài văn khấn nhập trạch

Bài văn khấn nhập trạch

Văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Gia chủ đọc văn khấn thần linh trước sau đó mới đọc văn khấn gia tiên.
Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà cũ về nhà mới, chuyển bàn thờ đến nhà mới.
Gia chỉ đọc văn khấn rành mạch với thái độ thành tâm.
 
4. Vật dụng mang vào nhà mới hay cần hoàn thiện những gì trước khi làm lễ nhập trạch.

Bếp (nên hoàn thiện trước).
Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương hay đồ cúng.
Đồ cúng không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ.
Lương thực như gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới) và đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).
Khi vào nhà mới, mọi người trong gia đình ai cũng nên mang vật dụng vào nhà không nên đi tay không nhưng không nhất thiết ai mang gì. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.