
Mâm cúng cô hồn là một trong những mâm lễ quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của Việt Nam, đặc biệt là vào tháng 7 Âm lịch hàng năm. Bài viết này, Đồ Cúng Việt sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị mâm lễ vật, bài cúng và cách cúng cô hồn đúng nghi lễ.
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
Tìm hiểu về cúng cô hồn và tháng cô hồn
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thống tin về “cúng cô hồn” và “tháng cô hồn”. Đây là tín ngưỡng không chỉ ở Việt Nam mà còn rất phổ biến ở Trung Quốc.
Cúng cô hồn
Theo quan niệm dân gian, con người có hai phần là hồn và xác. Khi một người mất đi, tùy theo nghiệp lực khi còn sống, linh hồn của người đó có thể được đầu thai, lên thiên đường hoặc bị đày xuống địa ngục.
Tuy nhiên, một số vong hồn chết oan không nơi thờ cúng, chưa được siêu thoát phải lang thang khắp nơi, chịu đói rét và hay quấy rối người sống. Do đó, phong tục cúng cô hồn ra đời với mục đích là bố thí thức ăn, quần áo và tiền vàng để các vong hồn được ấm no, không quấy phá. Đây cũng là quan niệm thể hiện lòng nhân ái và bao dung của người sống.
Cúng cô hồn thường được các gia đình, đặc biệt là những người làm kinh doanh cúng vào ngày mùng 2 hoặc 16 Âm lịch hàng tháng, đặc biệt là vào tháng 7 Âm lịch.
Tháng cô hồn
Chúng ta thường nghe về tháng cô hồn vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Dân gian tin rằng, vào tháng này cửa địa ngục sẽ mở tự do để cho các vong hồn tự do đi lại trên dương gian. Do đó, trong tháng này người dân hay gặp xui xẻo, do đó cần phải bày lễ mâm cúng và thực hiện nhiều điều kiên kỵ để được bình an.
Trong Phật Giáo, tháng 7 còn là mùa Vu Lan báo hiếu. Đây là thời điểm để con cháy thể hiện lòng hiếu kính đổ với ông bà, cha mẹ. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ tập trung vào cúng và kiêng kỵ mà nên làm nhiều việc thiện, tích đức và báo hiếu những người sinh thành.
Lưu ý: Tháng cô hồn chỉ là một quan niệm dân gian, ảnh hưởng tới văn hóa tâm linh của người Việt. Do đó, chúng ta cũng chỉ nên cúng và kiêng kỵ để giải quyết vấn đề về tâm linh, không nên quá mê tín để mất quá nhiều tiền bạc hay lo sợ.
Cúng cô hồn tháng 7 ngày nào năm 2025
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 2 đến 14 tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày mở cửa địa ngục để các vong hồn quay lại dương gian. Do đó, đa số người dân sẽ cúng cô hồn một trong những ngày này trong tháng. Nhiều gia đình cũng sẽ chọn cúng cô hồn vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7, hoặc vào ngày 15, 16 tháng 7, hoặc ngày nào cũng sẽ cúng cô hồn.
Thời gian tốt nhất để cúng cô hồn tháng 7 năm 2025 là từ ngày 02/07 – 14/07 Âm lịch, tức là từ 23/08 – 05/09 Dương lịch.
Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì?
Hiện nay, để chuẩn bị mâm cúng cô hồn chu đáo đa số các gia đình và doanh nghiệp đều chọn đặt dịch vụ mâm cúng như Đồ Cúng Việt. Chúng tôi sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật và bày trí tận nhà theo yêu cầu của khách hàng. Dưới đây là lễ vật trong một mâm cúng cô hồn tháng 7 đầy đủ:
- Mâm ngũ quả: Trái cây theo mùa, sạch sẽ, dễ sắp xếp.
- Bình hoa tươi: Hoa cúc vàng, hoa đồng tiền, hoa cúc kim cương…
- Nhang quế.
- Đèn cầy: 2 ly.
- Gạo trắng.
- Muối trắng.
- Rượu nếp mới.
- Nước tinh khiết: Chai 330ml.
- Giấy cúng cô hồn.
- Đường thẻ.
- Bánh, kẹo, cốm, nổ, bim bim.
- Mía, cóc, ổi, đậu, khoai lang.
- Xôi: 6 phần.
- Chè: 6 phần.
- Cháo trắng: 6 phần.
- Gà luộc: Kèm cháo gỏi.
- Heo sữa quay: 3.8 – 4.2kg.
- Bánh hỏi.
Để đặt được mâm cúng cô hồn tháng 7 phù hợp, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin liên hệ được hiển thị trên website này. Nhân viên sẽ phản hồi và hỗ trợ ngay lập tức, chúng tôi tự hào là dịch vụ mâm cúng có quy mô toàn quốc và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam hiện nay.
Hình ảnh mâm cúng cô hồn
Dưới đây là một số hình ảnh mâm cúng cô hồn mà Đồ Cúng Việt đã phục vụ khách hàng trong nhiều năm qua. Qúy khách hàng có thể tham khảo về cách sắp xếp mâm cúng như bên dưới:
Văn khấn cúng cô hồn ngoài trời
Dưới đây là bài văn khấn cúng chúng sinh, cúng cô hồn tháng 7:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!Kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn giả
Kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản Gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
Hôm nay là ngày Rằm tháng 7, năm…
Thành tâm kính xin nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh. Phù hộ cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Cách cúng cô hồn ngoài trời
Để thực hiện lễ cúng cô hồn, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ và tuân thủ theo các bước cúng như sau:
1. Chọn thời gian và vị trí cúng:
Thời điểm tốt để cúng cô hồn là vào buổi sáng khi mặt trời chưa lên, hoặc buổi chiều tối sau khi mặt trời lặn. Đây là lúc các vong linh hoạt động mạnh và dễ dàng hưởng thụ lễ vật. Nếu cúng cô hồn hàng tháng, có thể cúng vào ngày mùng 2, hoặc 16 âm lịch. Nếu cúng cô hồn tháng 7, có thể chọn cúng vào bất cứ ngày nào trong tháng, tốt nhất thì cúng vào ngày mùng 2 đến 14 tháng 7. Vì theo quan niệm thì trong khoảng thời gian này là lúc cửa địa ngục mở cho vong hồn trở lại dương gian.
Cúng cô hồn có thể được thực hiện trước cửa nhà, ngoài sân, hoặc trên vỉa hè. Không nên cúng trong nhà để tránh các vong linh lưu luyến và quấy phá gia chủ. Nên đặt mâm cúng ở nơi sạch sẽ và thoáng mát.
2. Chuẩn bị mâm cúng chu đáo:
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn không cần phải quá cầu kỳ mà quan trọng nhất là đầy đủ lễ vật và chuẩn nghi lễ. Hãy liên hệ ngay với dịch vụ mâm cúng của Đồ Cúng Việt, bạn sẽ được phục vụ tận nhà mà không phải lo lắng về những điều này.
3. Nghi thưc cúng:
- Thắp nhang, đốt đèn cầy và khấn vái, đọc bài văn khấn cúng cô hồn ngoài trời. Nội dung bài khấn chủ yếu là mời các vong linh đến thụ hưởng lễ vật và cầu mong họ không quấy phá gia chủ.
- Vãi gạo và muối ra sân hoặc ngoài đường – đây là bước quan trọng để bố thí cho các cô hồn.
- Đốt vàng mã để các vong linh có thể nhận được quần áo, tiền bạc ở cõi âm.
- Sau khi nhang cháy hết, có thể để trẻ em đến “giật cô hồn” (nếu có phong tục này tại địa phương) – tượng trưng cho việc phát lộc, giúp các cô hồn siêu thoát.
Lưu ý: Không nên cúng trong nhà để tránh vong linh lưu trú. Không nên mang đồ cúng vào nhà mà nên chia sẻ cho người khác, để cho người giật cô hồn thoải mái lấy đi. Sau khi cúng xong, gia chủ có thể rửa tay bằng rượu hoặc nước ngũ vị để tẩy uế.
Thực hiện cúng cô hồn chỉ mang yếu tố tâm linh, chúng ta không nên mê tín để ảnh hưởng đến kinh tế, tâm lý và sức khỏe.
Giật cô hồn có sao không?
Giật cô hồn rất phổ biến tại Việt Nam, đây là một hoạt động mang tính vui vẻ được thực hiện khi gia chủ thực hiện xong lễ cúng cô hồn. Theo quan niệm, ai giật được nhiều lễ vât thì sẽ có được nhiều may mắn. Trước đây, tục giật cô hồn chỉ dành cho trẻ em, nhưng theo thời gian người lớn cũng tham gia vào hoạt động này rất nhiều. Vậy, giật cô hồn có sao không?
Việc giật cô hồn hoàn toàn không sao cả, không mang lại xui xẻo cho người giật. Theo quan niệm thì nếu như gia chủ được nhiều người giật thì cả gia chủ và người giật đều có thêm nhiều may mắn.
Cúng cô hồn là lễ cúng bố thí, do đó việc giật cô hồn cũng mang đúng ý nghĩa của nó, để những người nghèo có thể hưởng thụ những lễ vật sau khi gia chủ cúng xong. Chúng ta nên giật cô hồn sau khi gia chủ đã cúng, không nên giật khi chưa cúng hoặc trong lúc gia chủ đang thực hiện lễ cúng, tránh ảnh hưởng tới hoạt động tâm linh của gia chủ là được.
Những điều kiên kỵ trong tháng cô hồn
Theo quan niệm dân gian thì tháng cô hồn là tháng không được may mắn, dễ gặp vận xui, công việc làm ăn khó được thuận lợi. Tuy nhiên, những điều này không có cơ sở khoa học nào chứng minh cả. Do đó, những quan niệm kiêng kỵ trong tháng cô hồn dưới đây chỉ mang tính chất tâm linh để tạo tâm lý yên tâm hơn trong tháng cô hồn. Nếu như ai không có những quan niệm này thì cũng không nên quá quan tâm đến những điều này để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Không treo chuông gió ở đầu giường: Chuông gió có âm thanh thu hút các vong linh, nếu treo ở đầu giường dễ khiến cô hồn tìm đến quấy rối giấc ngủ của gia chủ.
- Không đi chơi đêm, nhất là sau 12h khuya: Khoảng thời gian từ 18h đến 5h sáng được xem là lúc cô hồn hoạt động mạnh nhất. Nếu ra ngoài vào ban đêm, đặc biệt là ở những nơi vắng vẻ, có thể dễ bị ma quỷ trêu ghẹo hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không nhổ lông chân: Dân gian có câu: “Một sợi lông chân quản ba con quỷ”, tức là người có lông chân nhiều sẽ ít bị ma quỷ quấy phá. Vì vậy, trong tháng này, tránh nhổ lông chân để hạn chế việc cô hồn đến gần.
- Không phơi quần áo ban đêm: Người xưa tin rằng cô hồn có thể mượn quần áo để mặc, nếu phơi qua đêm, vong hồn có thể “ám” vào quần áo và ảnh hưởng đến người mặc sau đó.
- Không đốt vàng mã tùy tiện: Việc đốt vàng mã không đúng cách hoặc đốt bừa bãi có thể vô tình gọi các vong linh đến nhà, gây xáo trộn năng lượng và cuộc sống gia đình.
- Không gọi tên nhau khi đi đêm: Khi đi vào ban đêm, tránh gọi tên nhau to vì điều này có thể khiến ma quỷ ghi nhớ và đi theo người được gọi.
- Không nhặt tiền rơi ngoài đường: Tiền rơi có thể là tiền người khác cúng cho cô hồn. Nếu nhặt lên, có thể vô tình mang vong theo về nhà.
- Không cúng cô hồn trong nhà: Cúng cô hồn phải thực hiện ngoài sân, vỉa hè hoặc trước nhà. Nếu cúng trong nhà, cô hồn có thể lưu lại và quấy nhiễu gia đình.
- Hạn chế làm việc đại sự: Dân gian kiêng kỵ cưới hỏi, khai trương, mua nhà, ký hợp đồng quan trọng trong tháng cô hồn vì lo sợ vận xui, công việc trắc trở. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải làm, có thể chọn ngày tốt hoặc làm lễ hóa giải.
- Không đứng gần gốc cây to, nơi hoang vắng vào ban đêm: Những nơi này thường là nơi trú ngụ của vong hồn, dễ khiến người yếu bóng vía gặp hiện tượng tâm linh hoặc bị “ám”.
- Không chụp ảnh vào ban đêm: Việc chụp ảnh vào ban đêm có thể vô tình ghi lại hình ảnh của cô hồn, dễ mang lại cảm giác sợ hãi hoặc xui xẻo.
- Không cãi vã, chửi bới lớn tiếng: Tháng này được xem là tháng của ma quỷ, việc cãi vã, to tiếng có thể thu hút năng lượng tiêu cực hoặc khiến gia đình bất hòa.
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn xuất phát từ quan niệm dân gian, giúp con người cẩn trọng hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, không nên quá mê tín, thay vào đó hãy giữ tinh thần thoải mái và làm nhiều việc thiện để tích đức, giúp cuộc sống luôn an lành.
Không cúng cô hồn có sao không?
Như những phân tích mà chúng tôi đã nêu ở trên, viêc không cúng cô hồn cũng không sao cả. Vì đây là hoạt động tâm linh, phụ thuộc vào tín ngưỡng riêng của từng gia đình. Đây không phải là một hoạt động bắt buộc theo luật phát hay tôn giáo nào cả.
Tuy nhiên, nếu bạn sống trong các địa phương có quan niệm về cúng cô hồn thì bạn cũng nên tuân theo để phù hợp với văn hóa của địa phương bạn. Đây là cách để hòa hợp và dễ gắn kết với những người xung quanh hơn.
Kết bài
Như vậy là Đồ Cúng Việt đã hướng dẫn bạn đầy đủ mọi thông tin về lễ cúng cô hồn hàng tháng và cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7. Nếu bạn có nhu cầu đặt mâm cúng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ chu đáo nhất. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website của chúng tôi, bạn có thể tìm thấy nhiều nội dung bổ ích trên trang web này đấy!
Để lại một bình luận