
Mâm cúng đất đai hay còn gọi là cúng Thổ Địa, cúng Thổ Công hoặc tạ đất. Đây là một nghi lễ truyền thống mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Bài viết này, Đồ Cúng Việt sẽ hướng dẫn cách cúng và văn khấn cúng đất đai trong nhà và ngoài trời, và cách chuẩn bị mâm cúng chu đáo.
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
Cúng đất đai là gì?
Cúng đất đai là một lễ cúng truyền thống mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam và nhiều nước Á Đông. Theo quan niệm dân gian “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, do đó, đây cũng là nghi lễ nhằm bày tỏ sự tôn kính và biết ơn đến những vị thần cai quản và bảo vệ mảnh đất mà gia đình đang sinh sống. Đồng thời đây cũng là lễ cúng cầu mong nhận được sự phù hộ của Thổ thần để gia đình tránh khỏi tai ương, gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong làm ăn cúng như trong cuộc sống thường ngày.
Lễ cúng đất đai không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn gắn liền với văn hóa và tín ngưỡng của người Việt, là cách để cầu mong một cuộc sống bình an, thịnh vượng và hạnh phúc.
Lễ cúng đất đai thường được tổ chức vào các dịp sau:
- Cuối năm (ngày 23 tháng Chạp): Kết hợp với lễ cúng ông Công, ông Táo.
- Đầu năm (mùng 3, mùng 4 Tết): Xin thần linh, Thổ thần phù hộ cho năm mới an khang thịnh vượng.
- Trước các sự kiện quan trọng như động thổ, xây nhà, cải tạo đất đai, mở rộng kinh doanh.
Mâm cúng đất đai trong nhà gồm những gì?
Tùy theo phong tục, tín ngưỡng và điều kiện của mỗi gia đình để chuẩn bị mâm cúng đất đai phù hợp. Mâm cúng đất đai không cần phải quá cầu kỳ mà chỉ cần đơn giản và đầy đủ lễ vật để thể hiện lòng thanh tâm với Thổ Công cũng như các vị thần linh cai quản đất đai.

Mâm cúng đất đai mặn
Mâm cúng đất đai mặn là lựa chọn phổ biến của hầu hết các gia đình, thường bao gồm những lễ vật sau:
- Gà luộc nguyên con (hoặc chân giò luộc).
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa đồng tiền).
- Trầu cau têm cánh phượng.
- Nhang (hương).
- Đèn thờ hoặc đèn cầy.
- Rượu trắng (1 chai hoặc 3 chén).
- Nước lọc (3 chén).
- Trà khô (1 chén).
- Gạo, muối.
- Cháo trắng (5-6 chén).
- Bánh kẹo (1 đĩa).
- Nước ngọt hoặc bia (1 lon/chai).
- Vàng mã (bộ ngũ phương, bộ thần linh).
- Mâm ngũ quả (chuối, bưởi, cam, táo, xoài).
- Xôi (xôi gấc, xôi đậu xanh).
- Vàng mã (Bộ ngũ phương: 5 ông ngựa với các màu đỏ, trắng, xanh, vàng, tím, kèm mũ áo, cờ, kiếm và 10 lễ tiền vàng trên mỗi ông ngựa. Bộ thần linh: 1 ông ngựa đỏ đi kèm mũ áo, cờ, kiếm, và tiền vàng. Đĩa vàng mã lớn: 50 lễ vàng. 1 cây vàng hoa đỏ và 1 cây vàng ngũ phương).
Mâm cúng đất đai chay
Mâm cúng đất đai chay thường được gia đình theo đạo Phật sử dụng hoặc khi gia chủ muốn cúng đơn giản. Các lễ vât trong mâm cúng chay thường bao gồm:
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa ly trắng).
- Trái cây ngũ quả (chuối, bưởi, cam, táo, xoài).
- Xôi chay (xôi gấc, xôi đậu xanh).
- Chè chay (chè trôi nước, chè đậu trắng).
- Bánh chay (bánh ít, bánh chưng chay).
- Canh rau củ hoặc súp chay.
- Đậu hũ (chiên hoặc hấp).
- Rau củ quả hấp hoặc luộc.
- Nhang (hương).
- Đèn thờ hoặc nến.
- Trầu cau têm cánh phượng.
- Gạo, muối.
- Nước lọc (3 chén).
- Trà khô (1 chén).
- Bánh kẹo (1 đĩa).
- Vàng mã (Bộ ngũ phương: 5 ông ngựa với các màu đỏ, trắng, xanh, vàng, tím, kèm mũ áo, cờ, kiếm và 10 lễ tiền vàng trên mỗi ông ngựa. Bộ thần linh: 1 ông ngựa đỏ đi kèm mũ áo, cờ, kiếm, và tiền vàng. Đĩa vàng mã lớn: 50 lễ vàng. 1 cây vàng hoa đỏ và 1 cây vàng ngũ phương).
Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng đất đai
- Sắp xếp lễ vật ngay ngắn, bát hương đặt ở trung tâm, các lễ vật khác đặt xung quanh.
- Tùy theo từng vùng miền, lễ vật có thể được điều chỉnh cho phù hợp nhưng nên đảm bảo đầy đủ và trang trọng.
- Nếu gia đình chuẩn bị mâm cúng chay, hãy chọn lễ vật thuần chay nhưng vẫn đảm bảo tính trang nghiêm.
- Mâm cúng đất đai không chỉ thể hiện lòng thành mà còn là cách để gia đình cầu mong sự che chở và phù hộ từ các vị thần linh. Hãy chuẩn bị một cách thành tâm nhất.
Văn khấn cúng đất đai trong nhà
Dưới đây là nội dung bài văn khấn cúng đất đai trong nhà:

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!Con kính lạy Quan đương xứ Thổ Địa chính thần, Thổ Địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.
Hôm nay là ngày …….. tháng …….. năm …….., nhằm tiết ……..
Chúng con là: ……..Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.
Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ Địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí xung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ Địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.
Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.
Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.
Cẩn cáo!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cách cúng đất đai trong nhà
Dưới đây là các bước thực hiện lễ cúng đất đai trong nhà:
Bước 1: Chọn ngày lành và giờ tốt, lưu ý chọn giờ phù hợp với tuổi và vận mệnh của gia chủ. Tránh những ngày đại kỵ như Thọ Tủ, Nguyệt Kỵ, Tam Nương.
Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng với đầy đủ lễ vât theo phong tục và tín ngưỡng. Bày trí lễ vật ngay ngắn và trang trọng lên mâm cúng hoặc nơi cúng. Đặt bát hương Thổ Công ở giữa, bát hương tổ tiên bên phải, bà cô Tổ bên trái. Các lễ vật khác sắp xếp xung quanh ngay ngắn theo thứ tự hợp lý.
Bước 3: Thắp tất cả đèn nến lên, sau đó thắp nhang để bắt đầu thực hiện lễ cúng.
Bước 4: Đọc thành tâm đọc bài văn khấn cúng đất đai. Đọc chậm rãi, rõ ràng để thể hiện lòng thành kính.
Bước 5: Khi nhang gần tàn, đọc lời tạ lễ và mời các vị thần linh trở về nơi ngự. Rải gạo muối ra ngoài sân hoặc nơi sạch sẽ.
Bước 6: Đốt vàng mã theo thứ tự: giấy tiền, ngựa thần linh, ngựa ngũ phương. Lưu ý chọn nơi an toàn để đốt vàng mã, tránh cháy nổ. Thu dọn lễ vật
Bước 7: Thu dọn lễ vật sau khi hoàn tất nghi thức. Nước, rượu, gạo muối có thể rải hoặc đổ ở nơi sạch sẽ để tránh người khác giẫm đạp.
Lưu ý quan trọng khi thực hiện lễ cúng:
- Khi thực hiện nghi lễ, gia chủ cần giữ tâm thanh tịnh và thành kính.
- Ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ.
- Đảm bảo không để trẻ em hoặc vật nuôi làm xáo trộn trong lúc cúng bái.
Như vậy là Đồ Cúng Việt đã hướng dẫn bạn chuẩn bị mâm cúng, cách cúng và bài văn khấn cúng đất đai trong nhà. Nếu có nhu cầu đặt mâm cúng đất đai, mâm cúng động thổ, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Để lại một bình luận