
Mâm cúng thần tài là lễ vật quan trọng trong lễ cúng thần tài mùng 10 âm lịch hàng tháng. Đặc biệt là ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Cúng thần tài luôn được các gia chủ, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp quan tâm để tri ân các vị thần linh và cầu tài lộc. Bài viết này, Đồ Cúng Việt sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị lễ vật, bài cúng và cách cúng thần tài đúng phong thủy.
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
Tìm hiểu về lễ cúng thần tài
Cúng thần tài có nguồn gốc từ người Hoa và đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Thực ra, trên bàn thờ thần tài không phải chỉ có mỗi ông Thần Tài và còn có thêm cả ông Thổ Địa nữa. Theo quan niệm dân gian thì hai ông này có sự liên quan mật thiết với nhau để mang lại sự thịnh vượng cho gia đình. Ông Địa chuyên canh giữ đất đai và nhà cửa giúp cho gia chủ phát triển kinh tế thu về tiền bạc. Còn ông Thần Tài cai quản tiền bạc và giúp cho gia chủ phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc làm ăn.
Ông Thần Tài và Thổ Địa là ai?

Nhiều người không phân biệt được hai tôn tượng trên bàn thờ thần tài, đâu là ông Địa, đâu là ông Thần Tài vì hai ông này khá giống nhau. Cả hai ông đều luôn giữ một nụ cười hào sảng, phúc hậu và rất thảnh thơi. Đây là nụ cười của những người đạt được sự thịnh vượng và an nhà trong cuộc sống. Cả hai ông cũng đều có cái bụng to thể hiện sự ấm no. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm khác nhau để chúng ta phân biệt:
Thổ Địa: là tôn tượng mang hình dáng dân giã của người Việt xưa. Ông Địa thường có chòm râu đen và ngắn, thường mặc áo nhưng để lộ phần ngực và và cái bụng to ra ngoài, trên tay cầm một chiệc quạt. Hình ảnh của Ông Địa rất phồn thịnh nhưng mộc mạc và phóng khoáng. Là một vị thần cai quản đất đai, bảo hộ mùa màng nên Ông Địa rất gần gũi với hình ảnh người nông dân xưa.
Thần Tài: là một vị thần có bộ râu dài bạc phơ, ăn mặc chỉnh tề và có một phong cách rất quyền quý. Trên tay thần tài luôn cầm một thỏi vàng và một chiếc gậy như ý, biểu tượng cho quyền lực và tài lộc. Với bộ hoàng bào chỉnh tề và mũ mão, phong cách ăn mặc của thần tài cũng rất uy nghiêm và quý phái. Thân hình của Thần Tài cũng gọn gàng hơn ông Địa.
Ý nghĩa của lễ cúng Thần Tài
Theo tín ngưỡng của người Việt Nam “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do đó cúng thần tài ngày càng được mọi người quan tâm đặc biệt là các chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cúng thần tài có ý nghĩa như thế nào?
- Đây là một lễ cúng thể hiện sự tri ân và lòng thành kính với các vị thần đã phù hộ để công việc sản xuất, kinh doanh buôn bán được thuận lợi và mang lại nhiều tiền bạc cho gia chủ.
- Cúng thần tài cũng giúp gia chủ có thêm niềm tin và sự an tâm trong công việc làm ăn vì cảm thấy được sự che chở của thần linh.
- Đây cũng là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo nên sự gắn kết giữa đời sống tâm linh nhằm giữ cần bằng giữa vật chất và tinh thần.
Mâm lễ vật cúng thần tài mùng 10 gồm những gì?

Trước khi tìm hiểu về cách cúng thần tài thì chúng tôi sẽ nói về lễ vật cần có khi cúng thần tài. Ngoài việc sắp xếp một bàn thờ thần tài chỉnh chu và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thì lễ vật cúng thần tài cũng là thứ quan trọng. Mâm cúng Thần Tài cũng được chia làm 2 loại: mâm cúng Thần Tài mùng 10 âm lịch hàng tháng và mâm cúng cho ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm.
Lễ vật cúng thần tài mùng 10 hàng tháng
Những ngày Thần Tài mùng 10 âm lịch hàng tháng, chúng ta chỉ cần chuẩn bị những lễ vật cúng thần tài đơn giản và sự thành tâm. Bao gồm các lễ vật sau:
- Một đĩa trái cây ngũ quả cúng thần tài.
- Một bình hoa tươi cúng thần tài.
- Nhang, nến.
- Bánh kẹo.
- Đồ chay.
- Gạo, Muối.
- Rượu, Nước.
- Thuốc lá.
- Giấy cúng thần tài
Nếu gia chủ nào cúng thần tài hằng ngày thì mỗi sáng sớm có thể dâng 1 ly cà phê và một điếu thuốc thay nước sạch và khấn lộc. Khi doanh nghiệp có các sự kiện quan trọng như làm mâm cúng khai trương hoặc ra những sản phẩm mới… thì cũng nên chuẩn bị mâm cúng thần tài trang trọng hơn để cầu may mắn và tài lộc. Có thể tham khảo mâm cúng như mâm cúng Ngày Vía Thần Tài.
Mâm cúng ngày vía Thần Tài
Với lễ cúng vía Thần Tài hoặc cúng thần tài khi doanh nghiệp có những sự kiện quan trọng, chúng ta nên chuẩn bị một mâm cúng chỉnh chu hơn. Vì đây là những ngày quan trọng đối với các doanh nghiệp làm ăn để thu hút tài lộc, do đó sẽ có thêm một số lễ vật trang trọng hơn như:
- Mâm trái cây ngũ quả cúng thần tài.
- Bình hoa cúng thần tài.
- Nhang thần tài.
- Đèn cầy (nến).
- Gạo hũ
- Muối hũ
- Trà, Rượu, Nước.
- Giấy cúng thần tài
- Xôi chè cúng thần tài.
- Cá lóc nướng.
- Bộ Tam sên.
- Heo quay sữa.
- Bánh bao đào tiên.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng thần tài
Mâm cúng vía thần tài không cần phải đầu tư quá cầu kì mà phụ thuộc vào điều kiện của từng gia chủ. Trong thờ cúng thì quan trọng nhất là đủ lễ vật và đúng lễ nghi để thể hiện sự thành tâm và tôn kính bề trên. Dưới đây là một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng thần tài:
- Để lễ vật thành tâm thì trong mâm cúng thần tài phải có bộ tam sên cúng thần tài: một bộ tam sên sẽ gồm 3 loại thức ăn mặn đại diện cho ba giới là Thiên, Địa và Thủy (trời, đất và nước). Bộ tam sên đơn giản sẽ gồm: 1 miếng thịt ba chỉ luộc, 3 con tôm luộc và 1 quả trứng luộc để nguyên vỏ. Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà bộ tam sên có thể tăng lên số lượng lễ vật và cách bày trí.
- Mâm cúng thần tài miền nam thì phải có các lóc nướng.
- Mâm trái cây ngũ quả phải lựa chọn những loại tươi mới, không bị dập nát hay khô khéo. Nên sử dụng một số loại trái cây như: Thanh long, Mãng Cầu, Na, Bưởi, Dứa, Phật thủ… và nhiều quan niệm cho rằng không nên cúng Chuối vì ông Thần Tài bị chết vì ăn chuối. Thường sẽ cúng 3 loại quả vì số 3 là “Tài”.
- Hoa cúng thần tài cũng phải là loại hoa tươi mới, không bị héo, và cắt tỉa gọn gàng. Một số loại hoa cúng thần tài phổ biến có thể sử dụng như: Hoa hồng đỏ, Hoa hồng vàng, Hoa đồng tiền, Hoa cúc vàng. Một số địa phương sử dụng các loại hoa khác như: Hoa lay ơn, Hoa thủy tiên, Hoa mẫu đơn, Hoa sen…
- Nhang: nên sử dụng nhang trầm để có hương thơm và tạo ra sinh khí tốt.
- Nến: nên dùng loại nến Tealight có màu đỏ hoặc vàng.
- Gạo muối: sử dụng gạo muối mới và nên thay mỗi tháng 1 lần.
- Rượu, nước: sử dụng rượu và nước sạch, nên thay khi mỗi lần cúng thần tài.
- Tùy theo phong tục của gia đình và địa phương mà mâm cúng thần tài có thể khác nhau đôi chút về lễ vật, quan trọng vẫn là sự thành tâm của gia đình.
- Nhiều quan niệm cho rằng, nên chuẩn bị mâm cúng mặn vào 6 tháng đầu năm và mâm cúng chay cho 6 tháng cuối năm.
Hình ảnh mâm cúng thần tài
Dưới đây là một số hình ảnh mâm cúng thần tài thực tế ở các doanh nghiệp:



Hướng dẫn cách cúng thần tài đầy đủ
Cúng thần tài luôn được các gia chủ, đặc biệt là các hộ kinh doanh quan tâm và thực hiện hàng ngày, hàng tháng. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách cúng thần tài để rước được lộc khí, tài vận và may mắn.
Thời gian cúng Thần Tài
Có nhiều gia chủ thực hiện lễ cúng thần tài hằng ngày, nhưng ngày thần tài hàng tháng rơi vào mùng 10 Âm lịch hàng tháng. Đặc biệt là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm được xem là Ngày Ví Thần Tài ở các nước phương Đông. Lễ cúng vía thần tài thường được các chủ doanh nghiệp tổ chức long trọng và lớn nhất trong năm.
Theo các chuyên gia phong thủy thì thời gian cúng thần tài nên thực hiện vào buổi sáng , từ 5h – 7h sáng hoặc 9h – 11h sáng. Không nên cúng sớm quá hoặc muộn quá.
Cách cúng thần tài rước lộc tài như ý

Chúng ta cùng tìm hiểu cúng thần tài thế nào để rước được nhiều may mắn và lộc tài, đặc biệt trong ngày vía thần tài hàng năm. Ngày vía thần tài là một ngày lễ quan trọng đối với những người kinh doanh buôn bán. Đây là lễ tri ân các vị thân linh ban phước lộc và cũng là ngày cầu mong đổi vía thần tài khi công việc làm ăn chưa được suôn sẻ để khởi sắc hơn trong năm mới. Dưới đây là những thứ cần làm khi cúng vía thần tài:
- Dọn dẹp và sắp xếp bàn thờ thần tài: Việc dọn dẹp và giữ cho bàn thờ thần tài luôn sạch sẽ, gọn gàng, sắp xếp đúng phong thủy là việc làm thường xuyên cần thực hiện. Với những lễ quan trọng như vía thần tài, chúng ta cần phải dọn dẹp một cách toàn diện. Bàn thờ thần tài nên được giữ sạch sẽ và thơm tho. Do đó sau khi vệ sinh tổng thế, chúng ta nên lau lại bằng nước ngũ vị gồm những loại lá thảo dược như: vỏ bưởi, hồi hoặc quế… để khử bỏ tà khí. Nên sử dụng chậu và khăn chuyên cho việc dọn dẹp bàn thờ, không nên sử dụng đồ dùng cá nhân. Trình tự dọn dẹp bàn thờ thần tài như sau: làm sạch bài vị, bát hương, tôn tượng và bàn thờ trước khi dọn dẹp các đồ thờ khác. Sau khi dọn dẹp thì cần sắp xếp và an vị lại bàn thờ theo đúng trình tự phong thủy.
- Những thứ nên cúng trong ngày vía thần tài: Đối với những ngày thần tài mùng 10 hàng tháng, chúng ta có thể thực hiện lễ nghi đơn giản, mâm cúng cúng đơn giản hơn ngày vía thần tài. Nhưng với ngày vía thần tài hoặc các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp thì mâm lễ cần long trọng và chỉnh chu hơn. Mâm lễ vật cúng thần tài mùng 10 hàng tháng và ngày vía thần tài chúng tôi đã đề cập chi tiết ở trên, nếu bạn chưa nắm rõ thì có thể xem lại.
- Đặt tiền vàng dưới tôn tượng thần tài: Ngoài các lễ vật, dân gian còn truyền nhau mua vàng đặt lên bàn thờ, dưới tượng thần tài vào ngày lúc cúng để xin lộc từ chư vị thần tài, giúp gia chủ luôn được mua may bán đắt, thuận lợi trong cuộc sống và kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta nên đặt với số lượng vừa phải và không cho ai biết, để tránh rủi ro mất tài sản giá trị.
- Nơi cúng thần tài: Với các chủ doanh nghiệp kinh doanh thì nên cúng thần tài tại nhà, tại doanh nghiệp. Còn những người không kinh doanh buôn bán có thể cúng ở nhà hoặc ở chùa tùy ý.
Thực hiện lễ cúng
Sau khi dọn dẹp và bày biện mâm cúng thần tài chỉn chu, gia chủ sẽ thực hiện cúng và khấn thần tài. Dưới đây là các bước thực hiện:
- Gia chủ đặt một tấm chiếu trước bàn thờ thần tài và quỳ xuống.
- Thắp 3 nén hương vào bát hương thần tài.
- Châm đầy đủ trà, rượu, nước và thuốc lá (nếu có).
- Chắp tay lại và khấn theo bài văn khấn cúng thần tài.
- Nói thêm những lời cầu nguyện cho gia đình hoặc doanh nghiệp.
- Vái 3 vãi để gửi lời thỉnh cầu và mời các vị thần linh nhận lễ.
- Hóa vàng mã để gửi lễ vật đến với thần linh.
Bài Văn khấn cúng Thần Tài
Đây là 2 bài văn khấn cúng thần tài theo phong tục của người Việt Nam được truyền từ đời xưa để lại. Những bài cúng này được trích ra từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” để bạn có thể yên tâm sử dụng. Nếu chỉ cúng thần tài chỉ chúng ta có thể sử dụng “Bài văn khấn cúng thần tài”, nếu bàn thờ có cả Thổ Địa thì chúng ta sẽ sử dụng “Bài văn khấn cúng thần tài và thổ địa”
Bài văn khấn cúng thần tài và thổ địa

Bài văn khấn cúng thần tài

Lưu ý và kiêng kỵ khi cúng Thần Tài
Để lễ cúng ngày vía thần tài được thuận lợi về cả tâm linh và phong thủy, chúng ta cần phải lưu ý một số điều kiêng kỵ như sau:
- Tránh thỉnh Thần Tài, Thổ Địa nhập bát hương vào ngày vía Thần Tài. Quan niệm dân gian cho rằng, không nên thỉnh Thần Tài, Thổ Địa nhập vào bát hương hay tượng thần, vì điều này có thể khiến viêc làm ăn kém suôn sẻ và vướng vào nhiều việc không hay.
- Chúng ta nên tịnh sái tôn tượng Thần Tài vào ngày vía Thần Tài.
- Chúng ta cần phải chú ý về nguyên tắc để bàn thờ Thần Tài chỉnh chu và đúng với thứ tự trong thờ cúng. Không nên sắp xếp tùy tiện hay thiếu chỉnh chu. Bát hương phải đặt giữa trung tâm chính giữa bàn thờ, tôn tượng Thần Tài an vị ở mạn trái trong khi tôn tượng Thổ Địa an vị ở ở phía tay phải hướng từ trong bàn thờ nhìn ra.
- Kiêng chia lộc cúng vía Thần Tài cho người ngoài. Trong ngày vía Thần Tài, việc tán lộc cho người ngoài thì sẽ không giữ được tài lộc và tài khí sẽ bị thất thoát.
- Phải mặc trang phục phù hợp, nói những lời phù hợp, tránh lời lẽ bất kính hay cữ cãi lớn tiếng trong ngày vía thần tài.
Hi vọng với những chia sẻ đầy đủ như trên, các gia chủ có thể hiểu rõ về các nghi thức về cúng Thần Tài hàng tháng và hàng năm để tài lộc được như ý.
Giải đáp nhanh các câu hỏi thường gặp về cúng Thần Tài
Dưới đây chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi phổ biến về lễ cúng thần tài mà nhiều người thắc mắc:
Cúng Thần Tài – Thổ Địa vào ngày nào?
Trả lời: Cúng thần tài vào ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng. Ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày vía thần tài, là ngày cúng thần tài lớn nhất trong năm.
Ngày vía Thần Tài 2025 là ngày nào?
Trả lời: Ngày vía Thần Tài 2025 là ngày 10/01/2025 (Âm lịch) nhằm ngày 07/02/2025 (Dương lịch).
Cúng thần tài mùng 10 vào giờ nào tốt nhất?
Trả lời: Nên cúng vào các cung giờ 5h-7h sáng hoặc 9h-11h giờ sáng. Đây là cung giờ mà các chuyên gia phong thủy, không nên cúng sớm quá hoặc trễ quá.
Không cúng Thần Tài có sao không?
Trả lời: Không sao cả. Cúng thần tài chỉ là một nét văn hóa của dân tộc và tín ngưỡng của một bộ phận người dân Việt Nam. Đây không phải là nghi lễ bắt buộc theo pháp luật hay tôn giáo nào cả. Việc cúng thần tài là tự nguyện theo quan niệm tâm linh của từng cá nhân cụ thể.
Để lại một bình luận