
Nhắc đến mâm cúng tất niên cuối năm, chúng ta lại nghĩ đến một năm cũ sắp kết thúc với nhiều cảm xúc bồi hồi. Đây là một mâm lễ truyền thống của mọi gia đình Việt, mỗi nhà sẽ có những cách chuẩn bị khác nhau nhưng sẽ không thể thiếu được những món ăn truyền thống. Để hiểu rõ về sự khác nhau của mâm cơm tất niên cuối năm và cách cúng tất niên giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam, hãy cùng đọc hết bài viết này của Đồ Cúng Việt nhé! “Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ mâm cúng tất niên cho công ty và gia đình trọn gói trên toàn quốc.”
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
Cúng tất niên là gì?
Cúng tất niên là lễ cúng truyền thống của người Việt Nam, thường được tổ chức vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch. Đây là lúc nhìn lại một năm cũ đã trôi qua, cũng là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đến với tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ suốt cả năm qua. Đồng thời xóa bỏ hết những muộn phiền của năm cũ và cầu mong một năm mới sẽ tốt đẹp hơn.
Ngày cúng tất niên cũng là ngày đoàn viên, gia đình sum họp và quây quần bên nhau chia sẻ những niềm vui. Đây cũng là dịp để gắn kết tình thân gia đình, bạn bè và họ hàng lối xóm.
Mâm cúng tất niên cuối năm cho công ty và gia đình
Cuối năm, các doanh nghiệp thường sẽ tổ chức cúng tất niên sớm hơn, để cán bộ và nhân viên có thể tham gia và sắp xếp về nhà ăn tết với gia đình. Mâm cúng tất niên công ty cũng có sự khác biệt với mâm cúng tất niên ở các hộ gia đình. Dưới đây là những lễ vật trong một mâm cúng tất niên công ty cuối năm đầy đủ:

- 1 bình hoa cúc kim cương.
- 1 đĩa trái cây ngũ quả đủ màu sắc.
- 3 cây nhang rồng phụng.
- Bộ đèn cầy (2 cây).
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- Rượu, trà, nước lọc.
- Trầu cau têm cánh phượng.
- Bộ giấy cúng tất niên: quần áo, tiền vàng.
- Cháo trắng.
- Xôi, chè.
- 1 đĩa bánh hỏi.
- 1 đĩa chả lụa.
- 3 cái bánh chưng.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- Bộ tam sên: Tôm, trứng, thịt luộc chín.
- 1 con gà luộc sếp cánh.
- Heo quay sữa hoặc heo miếng.
Các công ty sẽ đặt dịch vụ mâm cúng tất niên cuối năm chứ không tự chuẩn bị. Nếu công ty có bạn có nhu cầu đặt mâm cúng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Đồ Cúng Việt là dịch vụ mâm cúng có hơn 10 chi nhánh trên toàn quốc và luôn nhận được sự hài lòng của khách hàng trong 6 năm vừa qua.
Văn khấn cúng tất niên cuối năm
Dưới đây là bài văn khấn cúng tất niên cuối năm đúng chuẩn, được trích từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”:

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, và tất cả các vị Phật mười phương.
Con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ cùng chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy Ngài Kim Niên, người cai quản Thái Tuế Chí Đức.
Con xin kính lạy các vị Bản Cảnh Thành Hoàng và chư vị Đại Vương.
Con xin kính lạy các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Bản Gia Táo Quân, và tất cả các vị Thần linh cai quản nơi này.
Con xin kính lạy chư vị Gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, cùng tiên linh nội ngoại họ Nguyễn.Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Quy Sửu.
Tín chủ (chúng) con là: ……..
Ngụ tại: ……..Trước án kính cẩn thưa trình:
Đông sắp tàn, năm cũ sắp qua, tiết Xuân đang đến gần, năm mới sắp tới.
Hôm nay, ngày 30 Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến đã chuẩn bị phẩm vật, hương hoa, cơm canh thịnh soạn để sửa soạn lễ Tất Niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến tổ tiên và truy niệm chư linh.Theo thường lệ, xin cúi đầu kính mong chư vị Tôn thần, các vị Gia tiên và bản xứ, tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm chứng giám và thụ hưởng lễ vật. Nguyện xin phù hộ cho toàn gia từ lớn đến nhỏ, trẻ đến già, được bình an thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, mọi điều suôn sẻ và gia đình hòa thuận.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Mâm cúng tất niên miền Bắc, Trung và Nam gồm những gì?
Việt Nam là đât nước có một nền văn hóa đa dạng, phần nào đó có sự khác biệt giữa 3 miền Bắc Trung Nam. Trong việc chuẩn bị các mâm cúng tất niên cuối năm nói riêng và các mâm lễ khác nói chung đều có chút khác biệt. Phụ thuộc vào từng vùng miền sẽ có những nét đặc trưng trong cách chuẩn bị các món ăn, tuy nhiên tất cả vùng miền đều có những món ăn truyền thống của dân tộc.
Dưới đây là danh sách các lễ vật trong mâm cúng tất niên của 3 miền Bắc, Trung, Nam và cúng Chay.
Mâm cúng tất niên cuối năm miền Bắc

- 4 bát, 4 đĩa (cỗ nhỏ), hoặc 6 bát, 6 đĩa/8 bát, 8 đĩa (cỗ lớn)
- Thịt gà
- Thịt lợn
- Giò (Giò lụa, Chả quế)
- Xôi gấc
- Bánh chưng
- Hành muối
- Nem rán
- Móng giò hầm măng
- Miến nấu lòng gà
- Bát mọc nấm thả
- Có thể thêm: Thịt đông, nộm, gà tần
Mâm cúng tất niên cuối năm miền Trung

- Thịt gà
- Thịt lợn
- Giò lụa
- Bánh chưng/Bánh tét
- Đĩa dưa muối
- Măng khô
- Miến xào
- Chả ram
Mâm cúng tất niên cuối năm miền Nam

- Bánh tét
- Đĩa củ cải ngâm nước mắm
- Canh măng nấu (dùng măng tươi)
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa)
- Gỏi tôm thịt
- Thịt heo luộc
- Đĩa dưa giá
- Nem
- Chả giò
- Củ kiệu
Mâm cỗ cúng tất niên Chay:
- Rau củ xào chay
- Giò, chả chay
- Xôi gấc
- Canh rau củ nấu chay (bắp non, nấm rơm, nấm đông cô, bạch quả, đậu hà lan, đậu phụ, cà rốt, củ cải trắng, hành, ngò)
- Đậu phụ chiên xào nấm tươi
- Miến xào chay (có cà rốt, đậu que, súp lơ, nấm rơm, đậu hũ)
Danh sách các lễ vật có thể thay đổi tùy theo khẩu vị và điều kiện của từng gia đình, nhưng nhìn chung các danh sách món ăn vừa nêu là đặc trưng cho từng vùng miền trong dịp Tết.
Nên cúng tất niên vào ngày nào, ở đâu?
Mỗi gia đình sẽ chọn một ngày cúng tất niên khác nhau, mặc dù “tất niên” là hết năm tức là đáng ra phải là ngày cuối cùng của năm. Hầu hết mọi người đều chọn ngày cúng tất niên để phù hợp với hoàn cảnh, để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và sự đoàn viên của gia đình. Người Việt Nam thường chọn ngày cúng tất niên vào nữa cuối của tháng Chạp, tức là từ ngày 15/12 âm lịch đến hết tháng 12. Ngoài ra, nhiều gia đình chọn ngày hợp tuổi với gia chủ, tức là chọn ngày Hoàng Đạo và những ngày có Thiên Can – Địa Chi hợp với gia chủ.
Việc chọn giờ cúng phù hợp thường rất được cọi trọng, vì dù sao lễ cúng tất niên cũng là một nghi lễ tâm linh. Để chọn giờ giờ cúng tất niên, cần lưu ý những điều sau:
- Có thể xem giờ hoàng đạo thông qua lịch vạn niên trong gia đình.
- Tránh các khung giờ xung khắc với tuổi của gia chủ.
- Nên chọn vào giờ chiều hoặc tối, đây là thời điểm để gia đình và khách mời thuận tiện tham gia tiệc tất niên.
- Nếu gia chủ không quan trọng về giờ cúng thì có thể tự chọn một giờ phù hợp nhất.
Một số khung giờ Hoàng Đạo đẹp để cúng tất niên cho năm 2024 như sau:
Ngày 26 tháng Chạp âm lịch:
- Ất Sửu (1h-3h)
- Mậu Thìn (7h-9h)
- Canh Ngọ (11h-13h)
- Tân Mùi (13h-15h)
- Giáp Tuất (19h-21h)
- Ất Hợi (21h-23h).
Ngày 29 tháng Chạp âm lịch:
- Canh Tý (23h-1h)
- Tân Sửu (1h-3h)
- Giáp Thìn (7h-9h)
- Ất Tị (9h-11h)
- Đinh Mùi (13h-15h)
- Canh Tuất (19h-21h).
Ngày 30 tháng Chạp âm lịch:
- Nhâm Tý (23h-1h)
- Giáp Dần (3h-5h)
- Ất Mão (5h-7h)
- Mậu Ngọ (11h-13h)
- Kỷ Mùi (13h-15h)
- Tân Dậu (17h-19h).
Nếu tất niên của gia đình, thì lễ cúng tất niên sẽ được tổ chức ngay tại bàn thờ gia tiên của gia đình. Nếu cúng tất niên cho doanh nghiệp thì lễ cúng sẽ được tổ chức ở văn phòng công ty, nơi sạch sẽ và trang nghiêm nhất.
Quy trình thực hiện lễ cúng tất niên cuối năm
- Chuẩn bị mâm cúng: Lễ vật có thể bao gồm hương, hoa, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, nước lọc, mâm ngũ quả, xôi, chè và các món ăn mặn như gà luộc, thịt heo quay, bánh chưng. Các vật phẩm thể hiện lòng thành kính và cầu mong tài lộc, bình an.
- Chọn ngày và giờ đẹp: Lựa chọn ngày và giờ hoàng đạo phù hợp cho lễ cúng nhằm mang lại may mắn. Nếu không thể cúng đúng ngày, có thể thực hiện trước giao thừa vài ngày.
- Dọn dẹp và trang trí bàn thờ: Lau dọn sạch sẽ bàn thờ, thay mới các vật dụng cần thiết và trang trí với hoa tươi cùng lễ vật ngăn nắp.
- Tiến hành nghi lễ cúng: Gia chủ thắp hương và bài khấn cúng tổ tiên, cảm tạ và cầu mong sức khỏe, bình an cho năm mới. Các thành viên trong gia đình cùng tham gia thắp hương.
- Hóa vàng: Sau khi hương tàn, gia chủ tiến hành hóa vàng mã với lời mời tổ tiên về hưởng lộc.
- Sum họp và dùng bữa cơm tất niên: Gia đình quây quần ăn bữa cơm tất niên, tạo không khí gắn bó và ấm cúng.
Lưu ý thực hiện lễ cúng với lòng thành kính, trang phục lịch sự, và tránh cãi vã để giữ không khí trang trọng. Lễ cúng tất niên không chỉ là nghi thức mà còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và gắn kết tình cảm gia đình.
Giải đáp một số thắc mắc về cúng tất niên cuối năm
Nên cúng tất niên vào ngày nào là tốt nhất?
Trả lời: Ngày tốt nhất là các ngày hoàng đạo trước giao thừa, thường trong khoảng 28-30 Tết (âm lịch). Nếu bận, gia đình có thể cúng trước một vài ngày, miễn là thuận tiện cho cuộc sống gia đình và công ty.
Cúng tất niên vào buổi sáng, trưa, hay tối thì tốt hơn?
Trả lời: Không bắt buộc về thời gian, nhưng nhiều gia đình chọn cúng vào chiều tối vì thời điểm này gia đình đông đủ, thuận tiện để quây quần và dùng tiệc.
Có bắt buộc phải có đầy đủ các món lễ vật không? – Trả lời: Lễ vật không cần cầu kỳ, quan trọng là lòng thành. Gia đình có thể linh hoạt chuẩn bị lễ vật phù hợp với điều kiện, nhưng cần đủ các món cơ bản như hương, hoa, mâm ngũ quả, và các món ăn truyền thống.
Có cần phải đốt vàng mã trong lễ cúng tất niên không? – Trả lời: Đốt vàng mã không bắt buộc. Tùy vào quan niệm của từng gia đình và vùng miền. Nếu sử dụng vàng mã, nên đốt vừa đủ, tránh lãng phí.
Nếu không có bàn thờ riêng thì cúng tất niên ở đâu? – Trả lời: Có thể cúng tại một vị trí trang nghiêm trong nhà. Bày lễ vật trên bàn hoặc kệ sạch sẽ, hướng về phía cửa chính hoặc theo hướng tốt cho gia đình.
Có cần mời thầy cúng hay tự gia chủ làm lễ? – Trả lời: Gia chủ hoàn toàn có thể tự làm lễ với lòng thành và bài khấn chuẩn bị sẵn. Mời thầy cúng chỉ cần thiết khi thực hiện các nghi lễ lớn hoặc phức tạp hơn.
Có thể cúng tất niên ngoài trời không? – Trả lời: Có thể cúng ngoài trời nếu không gian trong nhà chật hẹp. Đặt bàn cúng ở vị trí sạch sẽ, thoáng đãng, tránh nơi ồn ào, bụi bặm.
Có cần dọn bàn thờ trước khi cúng tất niên không? – Trả lời: Cần dọn bàn thờ sạch sẽ trước khi cúng. Việc này thể hiện sự tôn kính với thần linh và tổ tiên.
Sau khi cúng tất niên, có cần giữ lại lễ vật trên bàn thờ? – Trả lời: Thường thì sau khi hương cháy hết, gia đình sẽ thụ lộc. Các vật phẩm như hoa, quả có thể giữ lại trên bàn thờ đến khi chúng héo hoặc khô.
Xem thêm:
Hay