
Mâm cúng rằm (15 âm lịch hàng tháng) là một phong tục truyền thống của người Việt Nam. Hầu hết các gia đình Việt đều cúng rằm hàng tháng để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh theo quan niệm dân gian. Những ngày rằm hàng tháng thường sẽ chuẩn bị đồ cúng đơn giản, còn rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 thì mâm cúng được chuẩn bị đầy đủ hơn. Đồ Cúng Việt sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng rằm hàng tháng, mâm cúng rằm tháng Giêng và mâm cúng rằm tháng 7 ngay dưới đây.
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
Tìm hiểu về ngày Rằm

Ngày Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng, hay còn gọi là ngày “Vọng” theo Hán Việt, là ngày mặt trăng sáng nhất trong tháng. Đây là một ngày đặc biệt trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, ngày rằm là ngày mà âm dương hòa hợp với nhau. Đây là dịp để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thần linh và cầu mong được phù hộ để gặp nhiều may mắn, bình an trong cuộc sống.
Ngoài những ngày rằm hàng tháng, người Việt còn chú trọng vào hai dịp đặc biệt là: ngày rằm tháng giêng và rằm tháng 7. Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu để cầu mong khởi đầu năm mới được vạn sự như ý. Rằm tháng 7 gắn liền với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân, để tri ân những vị sinh thành và cầu siêu cho những vong linh.
Thời gian cúng rằm thường là ngày 14 hoặc ngày 15 âm lịch, vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Gia chủ có thể chọn giờ Hoàng Đạo phù hợp với tuổi của mình, hoặc cúng tùy thuộc vào điều kiện thời gian của gia đình.
Mâm cúng rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng hay con gọi là Lễ Thượng Nguyên hay Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày Rằm đầu năm mới nên có nhiều ý nghĩa trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đây cũng là dịp để người dân cầu an lành và may mắn cho một năm sắp tới. Nhiều người dân cũng tổ chức cúng sao giải hạn và lên chùa để cầu bình an.
Dưới dây là những lễ vật và món ăn trong mâm cúng Chay rằm tháng Giêng:

- Hương hoa vàng mã.
- Đèn nến.
- Trầu cau.
- Rượu.
- 1 giỏ trái cây ngũ quả.
- 1 bình hoa cúc kim cương.
- Nhang hương Hà Nội.
- 2 cây đèn cầy.
- 1 đĩa muối, gạo.
- Trà, rượu, nước.
- 1 bộ giấy tiền vàng bạc.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- 6 chén chè trôi nước hoặc chè đậu trắng.
- 6 phần xôi gấc đậu xanh.
- Cháo trắng.
- Bánh chưng hoặc bánh tét chay.
- Chả lụa chay.
- Mâm cơm chay (3 món mặn chay, 1 món xào, 1 món canh, 1 phần cơm).
Nếu cúng mặn thì ngoài những món chay ở trên, tùy thuộc vào phong tục và điều kiện của gia đình có thể bổ sung hoặc thay thế các món mặn như:
- 1 con gà luộc chéo cánh.
- 3 bánh chưng mặn
- 1 đĩa chả lụa mặn.
- Mâm cơm mặn (3 món mặn, 1 món xào, 1 món canh, 1 phần cơm).
Mâm cúng rằm hàng tháng
Theo tục lệ thì vào ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng rằm đơn giản để cúng Gia Tiên và Gia Thần. Đây là phong tục để tạ hơn tổ tiên, thần linh luôn phù hộ cho gia đình và cầu mong gia đình được bình yên mạnh khỏe.
Mâm cúng rằm hàng tháng thường bao gồm:

- Hương
- Hoa
- rượu, nước
- Mâm ngũ quả
- Đèn nến
- Bánh kẹo
- Món chay đơn giản như: xôi, chè, bánh bao.
- Tiền vàng
Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện và phong tục của từng gia đình để chuẩn bị thêm nhiều món ăn mặn khác như: thịt gà luộc, thịt heo luộc hoặc các món mặn khác.
Các gia đình thường cúng rằm hàng tháng vào chiều tối ngày 14 âm lịch. Cách thực hiện lễ cúng như sau:
- Bày biện mâm cúng lên bàn thờ gia tiên và các bàn thờ thần linh của gia đình.
- Thắp đèn nến và thắp hương.
- Khấn vái để tạ ơn và cầu mong sức khỏe và may mắn cho gia đình.
Mâm cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt Nam, gắn liền với lễ Vu Lan báo hiếu và và lễ cúng cô hồn. Do đó, ngoài mâm cúng gia tiên, rằm tháng 7 nhiều gia đình và doanh nghiệp còn chuẩn bị thêm mâm cúng cô hồn (cúng chúng sinh) để mang lại ấm no cho những vong linh lang thang cơ nhỡ (theo tín ngưỡng dân gian).
Dưới dây là những lễ vật và món ăn trong từng mâm cúng cụ thể:
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7
Các lễ vật trong mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 là để tưởng nhớ, tri ân và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thường bao gồm:
- Trái cây
- Hoa cúng
- Gà luộc
- Xôi gấc
- Chả lụa
- Ram cuốn
- Gỏi
- Cơm
- Canh
- Nhang đèn
- Vàng mã cho gia tiên
Tùy theo phong tục và điều kiện của từng gia đình có thể chuẩn bị thêm một số món ăn truyền thống khác.
Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7
Mâm cúng chúng sinh, hay còn gọi là mâm cúng cô hồn, đây là mâm cúng đặt ngoài trời để bố thí cho những vong hồn không nơi nương tựa. Theo quan niệm dân gian, những vong linh này không được siêu thoát và tháng cô hồn sẽ được trở về dương gian, có thể quấy nhiễu người sống. Do đó, người dân cúng cô hồn để cầu bình an và gặp nhiều may mắn. Mâm lễ cúng chúng sinh đầy đủ sẽ gồm những lễ vật sau:

- Ngũ quả tươi: 1 mâm
- Hoa cúc kim cương: 1 bó
- Nhang quế: 1 bó
- Đèn cầy: 2 ly
- Gạo trắng: 1 phần
- Muối trắng: 1 phần
- Rượu nếp mới: 1 chai
- Nước tinh khiết 330ml: 1 chai
- Giấy cúng cô hồn: 1 bộ
- Đường thẻ: 1 phần
- Bánh, kẹo, cốm, nổ, bim bim: 1 phần
- Mía, cóc, ổi, đậu, khoai lang: 1 phần
- Xôi: 6 phần
- Chè: 6 phần
- Cháo trắng: 6 phần
- Gà luộc (kèm cháo gỏi): 1 con
- Heo sữa quay (3.8-4.2kg): 1 con
- Bánh hỏi: 1 phần
Mâm cúng Chay rằm tháng 7
Mâm cúng chay rằm tháng 7 phù hợp cho những gia đình chọn phong cách cúng đơn giản và thanh tịnh, hoặc những gia đình theo đạo Phật. Để làm một mâm cúng chay, có thể làm những món ăn dưới đây, các món ăn cùng loại có thể chuẩn bị một món hoặc nhiều món tùy theo sở thích cảu gia đình:
- Xôi chay: xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen, xôi ngũ sắc.
- Nem chay: nem nấm, chả giò chay, bánh khoai môn chiên giòn.
- Canh chay: canh nấm, canh rau củ thập cẩm, canh kiểm.
- Đậu hũ non sốt nấm, rau củ xào chay, nấm kho nước tương, chả lụa chay.
- Dưa món chay, salad rau củ quả.
- Hoa quả tươi: bưởi, chuối, nhãn, dưa hấu.
- Chè: chè trôi nước, chè đậu xanh, chè hạt sen.
- Bánh chay: bánh bao chay, bánh ít chay, bánh tét chay.
- Hương, hoa, đèn nến, nước lọc.
Những lưu ý khi chuẩn bị các mâm cúng rằm
Khi chuẩn bị các mâm cúng rằm cho gia đình hoặc cho doanh nghiệp, gia chủ cần chú ý là mâm cúng phải phù hợp với điều kiện của gia đình, không cần phải quá cầu kỳ nếu điều kiện không cho phép. Mặc dù theo quan niệm của người Việt, mâm cỗ càng to càng thể hiện lòng thành và sự thành đạt của gia chủ, tuy nhiên chỉ cần đầy đủ lễ vật và phù hợp với hoàn cảnh gia đình là được.
Dưới đây là một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng rằm:
- Chọn lễ vật: Lễ vật như hoa, quả cần phải được chọn tươi mới, không bị héo úa và dập nát. Nên chọn những loại đẹp và trang trọng nhất.
- Nguyên liệu chế biến: Các nguyên vật liệu chế biến món ăn cần phải sạch sẽ, tự nhiên và an toàn thực phẩm. Nên chọn những nguyên liệu tươi mới, không bị dập nát hay hư hỏng để tạo nên sự trang trọng cho các món đồ cúng.
- Không cúng quá nhiều: Không nên chuẩn bị một mâm cỗ quá to, thừa thải và có thể sử dụng không hết sau khi cúng. Điều này gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường. Hãy chuẩn bị một mâm cúng vừa phải và có thể sử dụng hết sau khi cúng.
Kết bài
Như vậy là Đồ Cúng Việt đã hướng dẫn bạn chuẩn bị các loại mâm cúng rằm bao gồm: mâm cúng rằm hàng tháng, mâm cúng rằm tháng Giêng và mâm cúng rằm tháng 7. Nội dung bài viết sẽ được chúng tôi nghiên cứu và cập nhập thêm liên tục để đảm bảo mang tính khách quan và phong phú hơn.
Nếu gia đình bạn hoặc quý doanh nghiệp có nhu cầu đặt mâm cúng rằm cho các lễ cúng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua các thông tin liên hệ trên website để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn quý khách!
Để lại một bình luận