
Mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trong các mâm cúng đầy tháng và mâm cúng thôi nôi cho bé. Theo văn hóa của người Việt, mâm ngũ quả sẽ gồm 5 loại trái cây đại diện cho 5 điều tốt đẹp trong cuộc sống là “Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh”. Mâm trái cây đầy tháng và thôi nôi đầy đủ thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên và các Mụ bà. Nhằm cầu mong sức khỏe, may mắn và sự thịnh vượng cho bé và gia đình.
Tùy theo từng vùng miền, mâm ngũ quả sẽ có sự khác nhau do đặc trưng về thời tiết và khí hậu. Hãy cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu đầy đủ thông tin về 5+ loại trái cây cúng đầy tháng, thôi nôi ở cả 3 miền Bắc Trung Nam qua bài viết dưới đây.
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Như đã đề cập ở trên, mâm ngũ quả đại diện cho những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống là “Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh”. Tuy nhiên, đây là các từ Hán nên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Dưới đây là chi tiết về ý nghĩa của 5 chữ này:
- Phú: nghĩa là “giàu có”, biểu tượng cho sự thịnh vượng, tài lộc và giàu sang. Thể hiện mong muốn có một cuộc sống đầy đủ và dư dả về vật chất và tinh thần.
- Quý: nghĩa là “sang trọng, cao quý”. Thể hiện mong muốn có địa vị và sự kính trọng trong xã hội. Đồng thời mong muốn con cháu sẽ có sự nghiệp phát triển vẻ vang.
- Thọ: nghĩa là “trường thọ”: Biểu tượng cho sự trường tồn, mong muốn được sống lâu dài với con cháu.
- Khang: nghĩa là “khỏe mạnh”: Đại diện cho sự an khang và sức khỏe dồi dào. Thể hiện mong muốn được sống khỏe mạnh và an vui.
- Ninh: nghĩa là “an ninh, bình an”. Thể hiện mong muốn một cuộc sống an lành, bình an, tránh được những tai ương trong cuộc sống.
Do đó, dâng mâm ngũ quả lên tổ tiên và các Mụ bà trong lễ cúng đầy tháng và thôi nôi, thể hiện lòng kính trọng và cầu mong sức khỏe, bình an và sung túc trong cuộc sống. Đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng các bậc về trên và uống nước nhớ nguồn.
Do đặc thù về thời tiết và khí hậu, mâm ngũ quả của 3 miền Bắc Trung Nam sẽ có sự khác nhau. Sự khác nhau này xuất phát từ phong tục truyền thống, do ngày xưa hoạt động giao thương chỉ nằm ở trong một khu vực nhỏ. Do đó, người dân ở vùng nào thì người dân sẽ sử dụng trái cây ở vùng đó trở thành nét đặc trưng của vùng miền. Ngày nay, trái cây được vận chuyển nhanh chóng ở các vùng miền và hầu như các loại trái cây mọi nơi đều có, nhưng văn hóa vùng miền vẫn được người dân gìn giữ để nhớ về cội nguồn.
Mâm ngũ quả cúng đầy tháng, thôi nôi ở miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc mang nét đặc trưng riêng, với các loại trái cây truyền thống và các bày trí cũng đơn giản. 5 loại trái cây tượng trưng cho ngũ hành “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” trong phong thủy. Dưới đây là những loại trái cây thường xuất hiện trong mâm ngũ quả ở miền Bắc:
- Chuối xanh: là trái cây có nhiều quả được kết dính chặt chẻ với nhau chung 1 cuống. Tượng trưng cho sự hòa thuận, đùm bọc, đoàn kết và che chở lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày.
- Bưởi hoặc Phật thủ: thường được đặt ở ví trí trung tâm của mâm ngũ quả. Tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc, một cuộc sống đầy đủ và sung túc..
- Cam hoặc Quýt: chọn những quả chín vàng, tượng trưng cho tài lộc và sự thinh vượng. Những quả này thường nhỏ và được bày xen kẻ giữa các loại quả khác để tăng thêm tính thâm mỹ.
- Hồng hoặc Táo: chọn những quả có màu đỏ hoặc hồng, tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt và bình an.
- Lê hoặc Lựu: hai loại quả này tượng trưng cho sự dồi dào, đủ đầy và hy vọng có con cháu đông đúc.
Mâm ngũ quả cúng đầy tháng, thôi nôi ở miền Trung

Mâm ngũ quả ở miền Trung cũng khá giống với miền Bắc, do nét đặc trưng của 2 miền này có sự gắn kết với nhau. Mâm ngũ quả miền Trung cũng đơn giản, thường sử dụng các loại quả sau:
- Lê, Lựu: tượng rưng cho sự suôn sẻ, và cuộc sống thuận lợi, con đàn cháu đống.
- Đào: thể hiện sự thăng tiến trong công việc và sự nghiệp.
- Phật thủ: giống bàn tay Phật che chở con người, thể hiện sự bình an.
- Táo: là loại trái cây có màu đỏ, tượng trưng cho phú quý.
- Hồng: Tượng trưng cho sự thành đạt.
- Quýt: Tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.
- Thanh long: Tượng trưng cho sự may mắn và phất lên trong cuộc sống.
Mâm ngũ quả cúng đầy tháng, thôi nôi ở miền Nam

Mâm ngũ quả ở miền Nam lại có sự khác biệt hoàn toàn với miền Bắc và miền Trung. Ở miền Nam, người dân không chọn trái cây theo ý nghĩa từng loại quả mà chọn trái cây theo ý nghĩa của tên cái loại quả ghép lại với nhau. Ví dụ “Cầu, Sung, Dừa, Đủ, Xoài” nghĩa là “cầu sung vừa đủ xài”, ý là mong cầu một cuộc sống sung túc, đầy đủ để tiêu xài.
Do đó, để chuẩn bị một mâm ngũ quả đầy tháng, thôi nôi ở miền Nam chúng ta cần lưu ý đến ý nghĩa khi ghép tên lại với nhau. Người miền Nam cũng ít sử dụng một số loại quả có phát âm không tốt như: chuối, cam, quýt, lê…
Hình ảnh mâm ngũ quả cúng đầy tháng và thôi nôi
Những quan niệm về mâm ngũ quả của từng vùng miền cũng dần bị mai một vì cuộc sống của con người ngày càng sung túc hơn. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn giữ những nét truyền thống để dạy con cháu biết nhớ về cuội nguồn.
Đồ Cúng Việt là dịch vụ mâm cúng đầy tháng và thôi nôi với 10 chi nhánh trên cả nước trải dài từ Bắc tới Nam. Nhiều năm qua, chúng tôi vẫn duy trì nét văn hóa truyền thống trong mỗi mâm ngũ quả cho khách hàng. Dưới đây là một số hình ảnh mâm ngũ quả trong mâm cúng mà chúng tôi đã phục vụ khách hàng.
Để lại một bình luận